Malala Yousafzai Nữ chiến binh dũng cảm nhất thế giới

Malala được nhiều tổ chức uy tín về xưng danh là cô gái dũng cảm nhất trái đất. Vì sao cô gái 16 tuổi đạt được điều đó, cô đã cống hiến điều gì?

Câu chuyện về Malala Yousafzai

Cô đến từ Pakistan, một cô gái nhỏ chưa thành niên luôn chịu những tư tưởng Hồi giáo cực đoan Taliban Cấm phụ nữ đến trường và tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Hầu hết, những người phụ nữ khi sống trong xã hội bất bình đẳng với phụ nữ như thế đã im lặng nén chịu những bất công về bản thân ngay cả mẹ cô cũng vậy. 

 

malala yousafrai

"Nếu một người đàn ông có thể hủy hoại mọi thứ, tại sao phụ nữ không thể thay đổi điều đó". ( Ảnh: Oyibosonline )

 

Nhưng cô đã không nghĩ và hành động như thế, cô dũng cảm đến trường và chăm chỉ tham gia các hoạt động xã hội. Cô gái ấy là niềm tự hào của dân tộc Pakistan ấy đã dám hành động đòi lại quyền con người của phụ nữ, quyền đước sống và học tập bình đẳng như những đàn ông khác.

Chiều 9/10/2012 cô gái nhỏ bé ấy, trên chuyến xe buýt về nhà, hai kẻ hồi giáo cực đoan đã truy sát cô bé. Chúng đã bắn Malala 2 viên đạn một phát vào đầu một trúng cổ. Cuộc thanh trùng của chúng diễn ra chưa đầy 5 phút, chúng đã tẩu thoát ngay sau đó và chính chuyện này đã chịu làn sóng dư luận dữ dội từ khắp nơi trên thế giới đòi công bằng cho cô gái dũng cảm nhất thế giới này.

Tại sao chúng lại hành động dã man vậy với một cô bé?

Chắc chắn nhiều người sẽ tự hỏi cô chỉ là một cô gái nhỏ, sao chúng lại hành động trắng trợn đến thế?  Từ năm 12 tuổi, Malala đã nhận viết blog cho thời báo thông tấn BBC. Cô đã mô tả thực trạng bất bình của nhân dân tại Swat Valley, nơi Taliban chiếm đóng. Trong những bài viết cô đề cập đến giáo dục và quyền bình đẳng cho phụ nữ. Blogger Gul Makai – Hoa Bắp ( bút danh nhằm bảo vệ danh tính của Malala).

Từ những bài viết đó thế giới đã biết về tình hình nhân quyền tại SwatValley đặc biệt là nữ quyền. Cô đã được The Newyork Times sang tận nơi quay bộ phim tài liệu về cuộc đời cô bé. Từ đó, cô có sức ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người phụ nữ nơi đây. Và điều này đe dọa đến Taliban tổ chức hồi giáo cực đoan đã truy sát cô bé.

Cô bé đã hồi phục thế nào?

Cô gái được điều trị tại bệnh viện Elisabeth Hospital, Birmingham, Vương Quốc Anh, nơi nổi tiếng điều trị quân nhân. Cô đã thoát khỏi cửa tử thần sau nhiều tháng điều trị. Sauk hi hồi phục, cô gái đặc biệt ấy tưởng chừng sẽ sợ hãi mà dừng lại mọi hoạt động nhưng không cô quyết tâm theo đuổi lý tưởng và đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

 

malala yousafrai

Malala Yousafrai. ( Ảnh: Seven )

 

“Giáo dục không phải là phương Đông hay phương Tây. Giáo dục là giáo dục . Đó là quyền lợi cho tất cả mọi người”- Malala Yousafrai dũng cảm nói

Cô vẫn tiếp tục hoạt động nhân quyền nhằm tuyên truyền quyền được giáo dục, quyền đến trường của phụ nữu đặc biệt là phụ nữ hồi giáo. Giữa tháng 7/2013, cô đã phát biểu tại Liên Hợp Quốc: “ Tôi không chống ai cả. Tôi cũng chẳng đứng đây để nói lên sự trả thù của cá nhân tôi đối với Taliban hay bất kỳ nhóm khủng bố nào. Tôi chỉ muốn lên tiếng về quyền được học cho mọi đứa trẻ. Tôi muốn giáo dục cho những đứa con trai con gái của Taliban, tất cả những nhóm khủng bố và những nhóm cực đoan.” Đây là lời tuyên bố dũng cảm của cô gái mới chỉ 17 tuổi. Sau đó Liên Hiệp Quốc đã chọn 12/7  làm ngày Malala. Người con gái đã dành giải Nobel hòa bình trẻ nhất thế giới khi chỉ mới 17 tuổi cho những nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em của mình.

 

>> SML Sợ mất lòng không khiến bạn sống vui, phải làm sao

>> Đọc để ngẫm: Câu chuyện đôi giày rách và những đồng xu

 

Nguồn: Phụ Nữ

 

Tin cùng loại

Cập nhật mới