Hóa ra miệng khô nứt nẻ không phải thiếu nước mà vì điều này

Thời tiết thu đông, môi bạn bắt đầu khô và nứt nẻ. Đa số chúng ta khi gặp phải vấn đề này thì nghĩ rằng do thiếu nước nhưng sau khi bổ sung đủ nước vẫn không khỏi

Thực ra nguyên nhân của miệng khô nẻ, hoặc một số vấn đề khác trên cơ thể, bắt nguồn từ việc chúng ta bị thiếu hụt vitamin. Bây giờ chúng ta cùng nhau xem thử mình đang bị thiếu loại vitamin nào, và đâu là cách bổ sung vitamin hiệu quả thông qua thực phẩm, để tránh phải sử dụng đến thuốc.

1. Lở miệng, viêm miệng: Thiếu vitamin B2

Bác sĩ khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên hấp thụ lượng vitamin B2 khoảng 1.3 mg đối với nam, khoảng 1.1 mg đối với nữ. Nếu thấy xung quanh vùng miệng có tình trạng nứt nẻ, hoặc viêm nhiễm, loét lở, thì có thể là do trong cơ thể thiếu vitamin B2. Bổ sung vitamin B2, có thể giúp chữa lành tế bào tổn thương một cách nhanh chóng.

Ngoài ra vitamin B2 cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da và tóc. Thiếu vitamin B2, da sẽ khô, tóc xơ rối và dễ gãy rụng. Bạn cần bổ sung vitamin B2 từ trong thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Nguồn bổ sung: Mỗi ngày uống 250 ml sữa bò sẽ giúp bổ sung vitamin B2 cho cơ thể. Các loại thức ăn như nấm hương, nấm mèo, đậu phộng, mè đen, hạnh nhân… cũng chứa nhiều vitamin B2.

 

miệng, vùng miệng, miệng khô nẻ

Miệng khô nứt nẻ do thiếu vitamin B2 ( Nguồn: xinhplus )

2. Ăn không ngon miệng, giảm vị giác: Thiếu kẽm

Mỗi ngày, bác sĩ khuyên nên hấp thụ 5.5-9.5 mg kẽm đối với nam, 4-7 mg kẽm đối với nữ. Cơ thể người khi thiếu nguyên tố kẽm, sẽ giảm thiểu sức đề kháng, biếng ăn, chậm phát triển, rụng tóc, chức năng vị giác thoái hóa…

Vì vậy nếu như cảm thấy ăn không ngon miệng, vị giác giảm, lại có tình trạng vết thương lành chậm, thì cần cẩn thận, vì đây có thể là triệu chứng cơ thể đang thiếu kẽm.

Nguồn bổ sung: Trong thịt đỏ như thịt bò, thịt dê… chứa nhiều kẽm. Bạn nên bổ sung chúng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng chú ý không ăn quá nhiều.

3. Dạ dày không khỏe: Thiếu vitamin A

Nhu cầu cần thiết hàng ngày là 0.7 mg vitamin A đối với nam, 0.6 mg đối với nữ. Vitamin A không chỉ là nguyên tố quan trọng bảo vệ của sổ linh hồn, mà nó cũng có thể giúp cho đường hô hấp và dạ dày hình thành 1 lớp màng bảo vệ một cách tự nhiên, phòng tránh vi khuẩn hoặc chất độc xâm hại cơ thể.

Vì vậy nếu không cung cấp đủ vitamin A, không chỉ không tốt đối với mắt, mà còn không tốt cho đường hô hấp và dạ dày.

Nguồn bổ sung: Mỗi ngày ăn chút cà rốt, hoặc là mỗi tuần ăn 1-2 lần nội tạng của động vật cũng là cách bổ sung vitamin A.

4. Dễ tức giận, tính cọc cằn: Thiếu sắt

Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, còn có thể khiến tâm trạng bạn thay đổi, dễ dàng nổi giận. Mỗi ngày nam cần hấp thụ 8.7 mg, nữ cần 14.8 mg lượng sắt mới đủ.

Sắt là nguyên tố quan trọng, giúp cho cơ thể tạo ra tế bào hồng huyết cầu. Đối với phụ nữ mỗi tháng phải trải qua thời điểm mất máu, thì chất sắt càng quan trọng hơn, nếu không dễ dàng gặp tình trạng tinh thần không tốt, tâm trạng dễ dàng buồn bã, chán nản.

Nguồn ăn uống: Thịt đỏ, trứng gà, rau cải màu xanh đậm… đều là thức ăn có chứa chất sắt, và nhớ là bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường việc hấp thụ sắt.

 

miệng, vùng miệng, miệng khô nẻ

Bổ sung sắt cho miệng không khô nẻ ( Nguồn: xinhplus )

 

>> 5 cách dễ dàng giúp bạn giảm lượng đường trong cơ thể

>> 4 thực phẩm nên ăn vào buổi tối để vừa giảm cân vừa trắng da

 

Nguồn: xinhplus

Tin cùng loại

Cập nhật mới