- Những món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Thái Lan
- Biến tấu các món ăn ngon từ mì gói
- Mẹo làm đẹp đơn giản từ phấn rôm
- Mẹo đơn giản khử mùi hôi cho tủ lạnh
- Mẹo dưỡng lông mi cong dài nhanh chóng
- Cách tẩy lông chân an toàn tại nhà
- Những món ăn cực ngon mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Vũng Tàu
- Các điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
- Nguyên nhân vị trí mụn mọc ở các vùng trên mặt
- Bí quyết chọn màu son cho nàng da ngăm
- Giải mã cung Kim Ngưu
- Câu nói hài hước về phụ nữ khiến bạn không thể nhịn cười
- Đánh bay mụn nhanh chóng với các nguyên liệu tự nhiên tại nhà
- Phải chăng hạnh phúc là phải hy sinh?
- Những bí quyết làm đẹp truyền miệng nên ngừng tin tưởng
Món canh chất - độc - lạ từ nòng nọc
Món canh nòng nọc đặc sản của người K’Ho
Đến nay, mặc dù nền kinh tế dân tộc đã khấm khá lên nhiều xong canh nòng nọc vẫn là món tủ của người dân nơi đây. Nòng nọc là loài ấu trùng lưỡng thể, chúng sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên khí hậu ẩm ướt. Món canh nòng nọc là món ăn phổ biến, niềm tự hào của dân tộc người K’Ho – dân tộc sinh sống trên đại ngàn Tây Nguyên.
Nòng nọc
Xuất phát từ nguyên nhân, thời gian trước nền kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn, nên kinh tế tự cung tự cấp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thậm chí đến gạo còn không có mà ăn. Trải qua thời gian dài, canh nòng nọc trở thành nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa.
Trải nghiệm xúc nòng nọc
Thời điểm tiết trời ở Tây Nguyên ảm đạm khó đoán định, cứ chắc mẩm trời nắng to rồi thế nào cũng lĩnh trọn cơn mưa rừng mù mịt. Dân tộc K’Ho tranh thủ những ngày trời sửng nắng có thú vui xúc nòng nọc. “Cứ nhắm được nơi thấp, trũng nước nơi tập trung của loài lưỡng cư thì thế nào cũng bắt được nòng nọc” là mẹo bắt nòng nọc của cư dân K’Ho.
Nòng nọc có thân hình dài bằng hạt đậu đỏ, thời điểm chúng xuất hiện cũng rất khác nhau, nòng nọc ruộng chủ yếu vào đầu mùa mưa khoảng tháng 6 – tháng 7. Nòng nọc suối xuất hiện ở cuối mùa khô khoảng tháng 10 – 11. Nòng nọc ở ruộng nước, việc xúc bắt dễ dàng hơn nhiều so với việc xúc bắt nòng nọc ở suối.
"Xúc nòng nọc"
“Bắt được nòng nọc loại này về chế biến thành món ăn chả khác nào món sườn non béo ngậy” bà Ka Phêm người biết xúc nòng nọc từ thuở còn lẫm chẫm, giờ đã gần bước sang tuổi 60 cho biết muốn bắt nòn nọc phải có tuyệt kỹ.
Nòng nọc to bằng ngón tay trỏ kho bắt về được người K’Ho dùng dao lam mổ bỏ ruột rồi rửa sạch với muối sau đó chế biến thành các món canh yêu thích đơn giản như: kho, xào, nấu canh,.. Trong đó, món canh nòng nọc là phổ biến nhất
Canh nòng nọc
Nguyên liệu để nấu canh nòng nọc gồm: nòng nọc, lá hẹ hoặc lá hành tăm, ớt, bột ngọt,.. Nòng nọc đem ướt gia vị cho ngấm cùng hành tăm và ớt nguyên trái. Trong lúc chờ nòng nọc ngấm gia vị, người nấu đun một lượng nước vừa phải tùy thuộc với lượng nòng nọc ít hay nhiều.
Trông chừng nồi nước thấy sủi bọt ta thả nòng nọc đã ướp gia vị vào xoong và nổi lửa nấu cho tới chín. Sau đã bắc ra khỏi bếp ta khuấy thật đều và bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa miệng. “ Món ăn chỉ đơn giản vậy đó!” Nhưng vì số lượng rất ít và không phải lúc nào cũng có nên canh nòng nọc là đặc sản, nét văn hóa đặc sắc của người K’Ho.
Nòng nọc suối
Qua đó, món canh từ nòng nọc mang đậm dấu ấn của nền kinh tế thời buổi khó khăn của nước ta. Với người K’Ho món ăn ấy mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc về nhân sinh và lối ứng xử giữa con người với con người cũng như mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Đó là lý do mặc dù nền kinh tế đã trở nên khá giả nhưng cư dân nơi đây vẫn không quên món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.
>> Những món ăn đặc sản nổi tiếng tại Hàn Quốc (P1)
>> Những món ăn đặc sản nổi tiếng tại Hàn Quốc (P2)
Nguồn: Tuổi Trẻ
Nguồn ảnh: Pixabay