- Những món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Thái Lan
- Biến tấu các món ăn ngon từ mì gói
- Mẹo làm đẹp đơn giản từ phấn rôm
- Mẹo đơn giản khử mùi hôi cho tủ lạnh
- Mẹo dưỡng lông mi cong dài nhanh chóng
- Cách tẩy lông chân an toàn tại nhà
- Những món ăn cực ngon mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Vũng Tàu
- Các điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
- Nguyên nhân vị trí mụn mọc ở các vùng trên mặt
- Bí quyết chọn màu son cho nàng da ngăm
- Giải mã cung Kim Ngưu
- Câu nói hài hước về phụ nữ khiến bạn không thể nhịn cười
- Đánh bay mụn nhanh chóng với các nguyên liệu tự nhiên tại nhà
- Phải chăng hạnh phúc là phải hy sinh?
- Những bí quyết làm đẹp truyền miệng nên ngừng tin tưởng
Rạn da và những điều bạn cần biết
Bạn có biết rạn da là một vấn đề phổ với cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi với mọi tình trạng da và nếu để kéo dài quá lâu có thể vĩnh viễn không điều trị được.
Dấu hiệu rạn da
Các vết rạn da là các đường rạn dài do sự kéo giãn quá cỡ hoặc cơ thể to lên hoặc nhỏ xuống đột ngột với nhiều kích thước khác nhau trên bề mặt da. Ban đầu các vết này xuất hiện có màu hồng nhạt, sau đó mờ dần thành màu trắng hoặc bạc theo thời gian. Vết rạn da có thể biến dạng trong những trường hợp nặng như.
Rạn da thường xảy ra trong các giai đoạn cơ thể trải qua sự thay đổi lớn như tăng cân, dậy thì và mang thai. Rạn da thường xuất hiện ở vùng da mỏng như bụng, mông, đùi và ngực.
Các vết rạn xuất hiện có màu hồng nhạt, sau đó mờ dần thành màu trắng hoặc bạc
(Nguồn: benhvienaau)
Nguyên nhân
Da cấu tạo bởi 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Thông thường, rạn da sẽ xuất hiện ở lớp giữa (trung bì), là nơi tập trung các mô liên kết, nơi hình thành nên độ đàn hồi chính của da. Khi lớp giữa của da bị kéo căng quá nhanh, một số sợi collagen của nó có thể bị gãy. Da mỏng hơn làm lộ cá mạch máu dưới da, để lại các đường màu đỏ hoặc tím, tía. Theo thời gian, chúng mờ dần thành màu trắng hoặc bạc khi mạch máu lành lại.
Chuyên gia suy đoán nguyên nhân của rạn da là do gen di truyền, cơ địa, ảnh hưởng của thuốc… Tuy nhiên, vẫn chưa có một lời giải thích đích đáng vì một số người dù hội đủ những yếu tố trên vẫn không bị rạn da.
Phụ nữ có thai ở độ tuổi trẻ hơn dễ bị rạn da hơn (Nguồn: baomoi)
Mức độ hormone cortisol* cao hơn trong cơ thể cũng có thể gây rạn da. Những người mắc hội chứng Cushing (bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát gây rối loạn nội tiết tố) thường có nguy cơ bị rạn da hơn những người không mắc bệnh này.
(*Cortisol được sản sinh bởi tuyến thượng thận, là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại với stress.)
Tương tự như vậy, những người đang dùng sản phẩm chứa cortisoid có nhiều khả năng bị các vết rạn da. Các chuyên gia tin rằng điều này là do kích thích tố cortisoid có thể làm suy yếu collagen trong da, làm cho kết cấu da dễ vỡ hơn.
>> Không nên ăn gì để giữ được vẻ thanh xuân từ sâu bên trong
>> Môi hồng tự nhiên cấp tốc chỉ với 3 nguyên liệu nhà nào cũng có
Theo Elle