- Những món ăn vặt không thể bỏ qua khi đến Thái Lan
- Biến tấu các món ăn ngon từ mì gói
- Mẹo làm đẹp đơn giản từ phấn rôm
- Mẹo đơn giản khử mùi hôi cho tủ lạnh
- Mẹo dưỡng lông mi cong dài nhanh chóng
- Cách tẩy lông chân an toàn tại nhà
- Những món ăn cực ngon mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Vũng Tàu
- Các điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng
- Nguyên nhân vị trí mụn mọc ở các vùng trên mặt
- Bí quyết chọn màu son cho nàng da ngăm
- Giải mã cung Kim Ngưu
- Câu nói hài hước về phụ nữ khiến bạn không thể nhịn cười
- Đánh bay mụn nhanh chóng với các nguyên liệu tự nhiên tại nhà
- Phải chăng hạnh phúc là phải hy sinh?
- Những bí quyết làm đẹp truyền miệng nên ngừng tin tưởng
Đọc để ngẫm: Câu chuyện đôi giày rách và những đồng xu
Chúng ta miệt mài để tìm kiếm đâu đó thứ gọi là hạnh phúc thật sự. Nhưng nó chỉ đơn giản là sự cho đi thôi mà mấy ai hiểu được?
Mỗi người có một định nghĩa riêng cho hạnh phúc của bản thân. Nếu bạn đòi hỏi quá cao về những điều làm bạn hạnh phúc thì mãi mãi cả đời này bạn cũng không biết được mùi vị hạnh phúc nó như thế nào. Ai đó không có nhu cầu hạnh phúc thì chắc cuộc sống sẽ nhạt nhẽo và vô vị lắm, hạnh phúc là động lực để bạn vui sống mỗi ngày. Đôi khi hạnh phúc đơn gian, gần gũi và giản dị lắm, như câu chuyện đôi giày rách và những đồng xu sau đây, cùng đọc để ngẫm nhé.
Đôi giày rách của bác nông dân
Vì bài học về thiên nhiên nên thầy giáo đã quyết định tổ chức một buổi dã ngoại ở nông thôn dành cho học sinh của mình. Mấy đứa trẻ thành phố rất thích thú khi được nhìn ngắm tận mắt cảnh đồng quê yên bình. Khi thầy trò chuẩn bị ra về thì bất chợt có một cậu học sinh nhìn thấy một đôi giày cũ rách để gần bờ ruộng, chắc hẳn của một bác nông dân nghèo đang sắp sửa trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc trên đồng ruộng.
Cậu học sinh reo lên: “Này mấy cậu hay là bọn mình giấu đôi giày này rồi trốn đi, thử xem bác nông dân hoảng hốt thế nào. Chắc hẳn sẽ có chuyện vui để cười đấy, các cậu đồng ý không?”
Không kịp để mấy đứa trẻ khác gật đầu đồng ý, thầy giáo bước tới cau mặt phê bình: “Thầy không nghĩ đó là một chuyện vui đâu, ngược lại thì rất tệ đấy. Hôm nay chúng ta đã có một buổi dã ngoại thành công ở đây, các em hãy biến nó thành một kỉ niệm đáng nhớ nhé. Tại sao chúng ta không để vài đồng tiền xu vào hai chiếc giày rồi trốn đi xem bác nông dân phản ứng thế nào nhỉ?”
Bọn trẻ nhìn nhau, không lưỡng lự, mỗi đứa trẻ bỏ một đồng xu vào từng chiếc giày cũ rồi nhanh chân tìm chỗ trốn, đợi người nông dân lên bờ ruộng.
Người nông dân mệt mỏi bước từ ruộng lên rồi từ từ xỏ chân vào từng chiếc giày. Ông rất ngạc nhiên khi thấy những đồng tiền xu trong chiếc giày bên trái. Ông lấy chúng ra và đưa mắt nhìn xung quanh xem có ai đánh rơi những đồng tiền này không. Sau mấy lượt tìm kiếm mà chẳng thấy ai, không gian lặng yên như tờ, ông cẩn thận cất những đồng xu vào túi.
Sau đó, ông xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Và ông lại cảm thấy có vật gì cứng cứng cản mũi chân của mình. Ông liền cúi xuống kiểm tra và lần này ông cũng nhìn thấy những đồng tiền xu. Cầm những đồng xu trên tay, ông bật khóc lúc nào không hay.
Người nông dân gầy gò cảm động chắp tay trước ngực và ngửa khuôn mặt xương xẩu lên trời và nói: “Tạ ơn Chúa! Cho phép con gửi lời cám ơn tới người ẩn danh đã giúp đỡ con lần này. Có mất cả đời chắc con cũng không trả hết được món nợ này. Nhờ có sự hào phóng của con người nhân hậu này mà hôm nay lũ trẻ nhà con không phải nhịn đói nữa. Con sẽ cầm số tiền này để mua thuốc chữa bệnh cho vợ và mua bánh mì cho lũ trẻ.”
Người nông dân trở về nhà mà nước mắt vẫn chực trào trên khuôn mặt khắc khổ đen xạm ấy. Mấy cậu học sinh nghịch ngợm sau khi chứng kiến toàn bộ câu chuyện của người nông dân đáng thương, dường như tất cả đều xúc động không nói nên lời.
Thầy giáo nhẹ nhàng hỏi: “Bây giờ thì các em cảm thấy thế nào? Giấu giày để thỏa mãn niềm vui của mình hay bỏ tiền vào giày của ông ấy vui hơn?”
Cậu học sinh ban đầu đầu têu trò đùa xúc động nói: “Em xin lỗi thầy vì đã không suy nghĩ kĩ càng ạ. Bài học này em sẽ nhớ mãi không quên. Giờ em đã hiểu niềm hạnh phúc của việc cho đi lớn hơn rất nhiều so với nhận lại. Niềm vui của việc cho đi là không có giới hạn. Em cảm ơn thầy rất nhiều!”.
Câu chuyện đôi giầy rách và những đồng xu - Ảnh: vitalk
Bình luận
Bạn đã có cảm xúc ra sao khi đọc được câu chuyện này?
Bạn đã hành động như những đứa trẻ đó chưa? Và cảm giác của bạn ra sao?
Tôi tin chắc rằng, niềm vui của người khác là hạnh phúc của bạn đó. Bạn cho đi một nhưng nhận là được còn nhiều hơn thế nữa. Đừng nghĩ rằng, việc đó chỉ nhỏ nhặt thôi, nên ngại ngùng từ chối sự giúp đỡ cũa bản thân. Đối với bạn là nhỏ nhưng với họ là cả một sự trân quý lớn lao lắm đó.
Nếu chúng ta không chung tay giúp đỡ thì liệu ai sẽ làm?
Hãy lấy việc giúp đỡ người khác là việc phải làm, là nhiệm vụ, là niềm vui, là hạnh phúc của bạn thì bạn sẽ không còn ngần ngại nữa. Một lần, rồi hai lần rồi nhiều lần nữa bạn mong muốn được làm nhiều việc có ít hơn thế nữa. Tôi tin điều đó sẽ xảy ra, vì đâu đó quanh đây vẫn còn rất nhiều người tốt.
Hạnh phúc có dễ lây lan?
Cũng giống như nỗi buồn, khi nhìn thấy ai đó khóc, ai đó khổ thì bạn có khóc theo họ? Bạn có đồng cảm với những mãnh đời bất hạnh hơn mình? Hạnh phúc cũng vậy, Khi người khác cảm nhận được lòng nhân hậu của mình, chắc chắn họ rất vui và có khi đến suốt đời người ta cứ nhắc mãi đến câu chuyện ấy. Còn mình, chỉ cần giúp đỡ người ta thật lòng, dù chẳng nhận lại được thứ gì to tát hơn một nụ cười, một lời cảm ơn, một ánh mắt long lanh muốn bày tỏ mà không nói nên lời. Hạnh phúc chỉ cần như vậy thôi!
Trong câu chuyện trên, dù chỉ là những đồng xu nhỏ bé nhưng không chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho người khác mà còn đem lại niềm vui cho chính chúng ta, tựa như niềm vui khôn tả xiết của người nông dân và giọt nước mắt cảm động của mấy cậu học sinh.
Hạnh phúc là sự cho đi - Ảnh: eakar
Không mất mác điều gì sao chúng ta không cho đi nhiều hơn?
Nguồn: cafebiz