Giúp con vượt qua áp lực học toán

 

 

Chắc hẳn nhiều bậc cha mẹ hiện nay đang rất bối rối khi thấy các con “vò đầu, bứt tóc” khi học toán – môn Khoa học nền tảng cho các môn học khác. Căn nguyên thì có nhiều, nhưng vấn đề cần giải quyết chính là làm sao để giúp con học môn này một cách thoải mái và trải nghiệm niềm vui học tập.

 

Mọi học sinh đều phải theo đuổi môn Toán suốt mười hai năm dài của chương trình phổ thông vì đây là môn khoa học tự nhiên căn bản nhất, là nền tảng từ tư duy sơ đẳng cho đến học thuật cao cấp, ngoài ra Toán còn được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ lại trăn trở khi thấy trẻ loay hoay với những phép toán cơ bản bậc tiểu học, rồi lại bị mất căn bản ở Toán cấp hai; các bài kiểm tra, bài thi đặc biệt là kỳ thi tốt nghiệp dần trở thành gánh nặng; chưa kể đến việc kết quả cuối năm bị kéo xuống hoặc áp lực của kỳ thi đại học đã làm môn Toán bị gắn cái tên “nỗi lo dai dẳng” qua nhiều năm.

 

Trẻ sợ môn toán khiến cha mẹ lo lắng (Nguồn: phapluat)

 

Chính vì đây là là một môn quan trọng và mang tính học thuật cao, học Toán đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức một cách hệ thống và lâu dài, do đó, trẻ cần tiếp cận Toán bằng một phương pháp phù hợp nhất, để giúp các em xem việc học Toán là một trải nghiệm bổ ích, thú vị. Sau đây là một số phương pháp giúp con học Toán được trung tâm giáo dục Kumon tư vấn:

 

Khởi đầu phù hợp theo hướng cá nhân 

 

Lý giải cho việc học sinh sợ học Toán, các Giáo viên Kumon cho biết nguyên nhân là em đang thiếu kiến thức nền tảng. Hãy giúp các em khởi động lại bằng cách chia nhỏ và lắp đầy ngay phần kiến thức còn thiếu dựa vào khả năng riêng biệt của mỗi học sinh. Với những học sinh đã có sẵn tố chất về Toán, điểm khởi đầu phù hợp sẽ củng cố hơn nữa khả năng tính nhẩm, xây dựng kỹ năng làm việc vững vàng (tốc độ làm bài, độ tập trung, thói quen tự học mỗi ngày…) để sẵn sàng khám phá những nội dung nâng cao.

 

Giáo dục theo hướng cá nhân (Nguồn: webtretho)

 

Trình độ "vừa đúng"

 

Mỗi trẻ em khi sinh ra đều có khuynh hướng thích học hỏi và tìm hiểu những điều mới lạ xung quanh. Tuy nhiên nếu nhanh thích thì cũng sẽ nhanh chán. Để phát triển kỹ năng ở mỗi trẻ và giúp các em thể hiện khả năng tốt nhất của mình, các em cần được học ở trình độ “vừa đúng” với năng lực của mình. Không quá dễ (chán nản do thiếu thử thách) cũng không quá khó (mất kiên nhẫn do vượt khả năng), ở trình độ “vừa đúng”, học sinh có thể tự mình tiến bộ qua mỗi nội dung học mà không cần Giáo viên chỉ dạy từng bước; qua đó sẽ nuôi dưỡng lòng tin vào bản thân của học sinh, nuôi dưỡng sự kiên trì và niềm yêu thích, háo hức khám phá tìm hiểu thêm kiến thức mới.

 

Tự học từ ví dụ và lỗi sai

 

Do mỗi cấp độ học của giáo trình đều được thiết kế mang tính logic, trình độ sau là tích lũy kiến thức từ những trình độ học trước, nên sau khi bài tập được chấm điểm, học sinh luôn được khuyến khích tự mình tìm lỗi trong các đáp án sai và tự sửa lại để tránh lặp lại lỗi tương tự ở lần làm bài tiếp theo. Điều này giúp các em không còn e ngại khi học bài mới cũng như dám đối mặt với các câu bài tập khó. Đây cũng chính là một trong những cách học toán hiệu quả giúp trẻ đào sâu, phát triển tư duy học thuật của mình. 

 

Tự học từ ví dụ và lỗi sai (Nguồn: zing)

 

 

Theo Kumonglobal

 

Tin cùng loại

Cập nhật mới